Không có gì đáng ngạc nhiên khi 8/10 đứa trẻ đều mê ăn vặt, thích nhâm nhi một món nào đó như khoai tây chiên, kem hay bánh kẹo… Tuy nhiên, những món ăn này ẩn chứa khá nhiều nguy cơ xấu, gây hại sức khỏe của trẻ mà có thể các bậc phụ huynh chưa biết.
Xúc xích
Nhóc tì nhà bạn mê mẩn món xúc xích nướng? Vì vậy, bạn thường xuyên thêm món này vào menu hàng ngày của con? Hãy cẩn thận! Có thể bạn chưa biết xúc xích được làm từ thịt nhiều mỡ, giàu năng lượng nhưng lại ít dinh dưỡng. Bởi thế, món ăn vặt này không hề có lợi cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.
Ngoài ra, trong xúc xích có chứa hóa chất, phụ gia, chất bảo quản… sẽ khiến gan của trẻ phải tăng gấp đôi năng suất để có thể đào thải những chất độc này khỏi cơ thể. Hơn nữa, trẻ có thể chán ăn dẫn đến suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa kéo dài… nếu ăn xúc xích quá nhiều.
Nước ngọt
Tại sao không nên cho trẻ uống quá nhiều nước ngọt? Đây là thắc mắc của khá nhiều phụ huynh. Sự thật, dù nước ngọt có thể làm dịu cơn khát tức thì nhưng nó cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro với trẻ.
Thành phần chủ yếu trong nước ngọt có gas bao gồm: nước, đường, acid phosphoric, khoáng phosphate, cafein, cola, sodium benzoate, hương liệu và chất tạo màu. Nếu những chất này được nạp vào cơ thể thường xuyên sẽ gây ra hiện tượng béo phì, sâu răng, nhức đầu, ngủ kém, loãng xương, bệnh dạ dày, ung thư…
Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ khuyến cáo rằng, trẻ 1-6 tuổi không tiêu thụ quá 4-6 ounce (100-150ml) nước ngọt/ngày. Với trẻ 7-18 tuổi thì giới hạn nước ngọt/ngày là 8-12 ounce (200-300ml).
Khoai tây chiên
Không có gì ngạc nhiên khi 8/10 đứa trẻ đều khoái ăn món khoai tây chiên. Tuy nhiên, rắc rối là khoai tây chiên chứa rất nhiều chất béo và calo có thể gây viêm dạ dày và béo phì. Hơn nữa, trong thành phần món ăn này chứa lượng muối nhiều hơn so với quy định nên khi tiêu thụ quá nhiều sẽ không tốt cho sự phát triển xương, dẫn đến các bệnh về tim mạch.
Kẹo cao su
Trẻ có thể bị viêm dạ dày nếu thường xuyên nhai kẹo cao su? Đúng như vậy. Nhai kẹo cao su quá nhiều có thể hình thành ra kiểu cắn khít răng không đúng, nước bọt và dịch đầy tiết ra một cách vô ích dẫn đến bệnh viêm dạ dày.
Hơn nữa, các nhà tâm lý nhận ra rằng trẻ thường xuyên nhai kẹo cao su bị giảm trí tuệ, mất khả năng tập trung, kém sắc sảo và tư duy không nhanh nhạy…
Kem
Được làm từ sữa nên kem cũng có những giá trị dinh dưỡng nhất định. Tuy nhiên, một số loại kem có chứa các loại hạt, màu nhân tạo hoặc chất tạo hương vị… không hề an toàn với trẻ.
Kem được mua từ các cửa hàng khử trùng thì mẹ có thể yên tâm phần nào, nhưng bán ở các xe bán hàng rong rất có thể bị nhiễm khuẩn khiến bé bị tiêu chảy, thậm chí là ngộ độc khi ăn.
Mỳ ăn liền (mỳ tôm)
Mỳ ăn liền chứa rất nhiều chất béo bão hòa (Shortening), ít chất xơ. Đáng chú ý là trong mỳ tôm có thành phần chất béo chiếm từ 15 – 20% – một lượng tương đối lớn và chủ yếu là dạng axít béo no (chất béo bão hòa). Do vậy, cha mẹ không nên cho trẻ ăn mỳ ăn liền thay cho các bữa chính trong ngày vì chúng chỉ cung cấp nhiều calo chứ không cung cấp đủ vitamin hay protein cho cơ thể.
Phô mai
Phô mai là món ăn quen thuộc của trẻ nhỏ, đặc biệt là với những trẻ không thể uống sữa do bất dung nạp đường lactose thì sử dụng Phô mai thay thế cũng rất tốt. Tuy nhiên, chỉ nên cho trẻ ăn phô mai như một bữa phụ hoặc kết hợp với các sản phẩm khác như: phết vào bánh mì, trộn vào bột, cháo… để vừa bổ sung thêm năng lượng, vừa có các vitamin, chất khoáng từ nguồn thực phẩm khác trong bát cháo.
Lưu ý: Ăn Phô mai thường khiến bé đầy bụng nên các mẹ hạn chế việc cho bé ăn lúc trước khi đi ngủ.
Bánh kẹo, đường
Không riêng gì trẻ con, ngay cả người lớn nếu tiêu thụ đồ ngọt quá nhiều thì về lâu dài có thể sẽ gây ra các vấn đề về thần kinh, làm suy giảm trí nhớ. Đặc biệt, đồ ngọt sẽ gây cho trẻ kém ăn, giảm lượng protein và vitamin tổng hợp… khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, cản trở khả năng tìm hiểu, phán đoán, tập trung học tập… Đây là lý do tại sao các mẹ thông thái nên tránh cho con ăn quá nhiều bánh kẹo, đường.
Ý kiến bạn đọc [ 1 ]
Hay quá. Mình đang thắc mắc Ăn cơm nguội có tốt không
Ý kiến của bạn